Cuốn sách 'hot' suốt gần 10 năm về 'khai minh' được đưa vào sách giáo khoa
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.Muốn có sữa sạch, chất lượng cao, Mang Yang là vùng đất tốt nhất Việt Nam
Ngày 19.1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại hội nghị, ông Phan Thăng An, Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư, đã công bố quyết định của Ban Chấp hành T.Ư về việc điều động, chỉ định Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu I nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Quản Minh Cường sinh năm 1969, quê quán Hưng Yên, có trình độ lý luận chính trị cao cấp, là tiến sĩ luật, cử nhân cảnh sát. Trước khi là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông từng đảm nhiệm công tác tại Bộ Công an, sau đó giữ chức Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư, Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai...Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Quản Minh Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; quyết tâm thực hiện thắng lợi 3 chương trình trọng tâm, 3 nội dung đột phá của Đảng bộ tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt là phấn đấu thông tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) trong năm 2025.
Từ Dụ Thái hậu với những đức tính muôn thuở của phụ nữ Việt
Theo đó, Vietnam Airlines xếp thứ 22/25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới. Cùng trong danh sách còn có các hãng hàng không uy tín khác như Emirates, Qatar Airways, All Nippon Airways…Xếp hạng được Airline Ratings đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khắt khe, bao gồm các sự cố nghiêm trọng trong hai năm qua, tuổi đời máy bay, quy mô đội bay, tỷ lệ sự cố, lợi nhuận, chứng nhận IOSA, kỹ năng đào tạo phi công…Bà Sharon Petersen, CEO của AirlineRatings, chia sẻ: “Vietnam Airlines đã không xảy ra bất kỳ tai nạn và sự cố nghiêm trọng nào trong suốt 27 năm qua. Hãng hiện khai thác đội bay gồm 100 máy bay hiện đại với độ tuổi trung bình dưới 10 năm và đã duy trì chứng nhận an toàn khai thác IOSA liên tục kể từ năm 2006. Bên cạnh đó, ngành hàng không Việt Nam cũng đã có những bước tiến lớn trong việc nâng cao an toàn với hệ thống sân bay được cải thiện, nâng cấp hệ thống dẫn đường và các quy trình nghiêm ngặt hơn. Tất cả những yếu tố này đã giúp Vietnam Airlines vững vàng có mặt trong Top 25 của chúng tôi.”Đại diện Vietnam Airlines chi biết đối với Vietnam Airlines nói riêng và ngành hàng không nói chung, an toàn luôn là ưu tiên số 1. Hãng là đơn vị hàng không đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ an toàn khai thác IOSA của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và liên tục duy trì chứng chỉ này từ năm 2006. Vietnam Airlines cũng đồng thời xây dựng thành công hệ thống quản lý an toàn (SMS) từ năm 2007, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất của quốc tế và được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn làm điểm mẫu để các đơn vị hàng không nội địa khác xây dựng, hoàn thiện tài liệu an toàn. Năm 2023, hãng hàng không quốc gia Việt Nam được IATA lựa chọn là hãng hàng không chủ nhà đăng cai Hội nghị An toàn và Khai thác thế giới. Sự lựa chọn của IATA khẳng định tầm ảnh hưởng, năng lực, uy tín của Hãng hàng không Quốc gia nói riêng và ngành hàng không dân dụng nói chung.Cũng tại hội nghị này, Vietnam Airlines là hãng hàng không tiên phong ký Hiến chương về Văn hóa An toàn của IATA, tham gia tích cực vào xây dựng, triển khai và thúc đẩy văn hóa an toàn của ngành hàng không thế giới và Việt Nam.Trước đó năm 2022, Vietnam Airlines cũng đã vượt qua những tiêu chuẩn đánh giá khắt khe về an toàn của Cục Hàng không Hoa kỳ, trở thành hãng hàng không đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thực hiện chuyến bay thường lệ đến quốc gia này. Nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc đảm bảo an toàn khai thác, Vietnam Airlines đạt được Xếp hạng Văn hóa An toàn Sáng tạo 6,2/7, phản ánh cam kết mạnh mẽ của hãng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, và hiệu quả.
Kể từ năm 2008, HEINEKEN Việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược qua chương trình "Đã uống rượu bia - Không lái xe" tại Việt Nam. Trong suốt 14 năm qua, với tinh thần hợp tác chặt chẽ, HEINEKEN Việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai nhiều chương trình quảng bá, tuyên truyền, vận động người dân chấp hành luật an toàn giao thông, đặc biệt tuân thủ quy định đã uống rượu bia thì không lái xe. Đến nay, chương trình đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong nhận thức và góp phần thay đổi hành vi của nhiều người tiêu dùng.Thông qua chương trình này, HEINEKEN Việt Nam cũng khẳng định vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy văn hóa "Uống có trách nhiệm" - một trong ba trụ cột của chiến lược phát triển bền vững "Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn", bên cạnh các tham vọng về môi trường và xã hội. Trên hành trình này, HEINEKEN Việt Nam cũng không ngừng tìm kiếm và mở rộng hợp tác nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về hành vi uống có trách nhiệm, qua đó thể hiện trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.Theo bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao HEINEKEN Việt Nam, việc lái xe an toàn nhằm bảo vệ bản thân và những người tham gia giao thông là trách nhiệm của mọi người. Là doanh nghiệp chú trọng thúc đẩy những giá trị bền vững, HEINEKEN Việt Nam luôn cam kết nỗ lực góp phần nâng cao ý thức người dân nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh.Bên cạnh các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, HEINEKEN Việt Nam mang đến giải pháp thiết thực với thức uống đại mạch Heineken 0.0 - thức uống không cồn nhưng vẫn giữ hương vị đặc trưng. Là thức uống không cồn được kiểm định chặt chẽ, Heineken 0.0 là lựa chọn an toàn để người tiêu dùng tận hưởng trọn vẹn không khí kết nối, tiệc tùng cuối năm mà vẫn giữ được sự tỉnh táo, tuân thủ luật an toàn giao thông. Sản phẩm này cũng được xem là một giải pháp sáng tạo và bền vững trong việc thúc đẩy văn hóa uống có trách nhiệm tại Việt Nam.Anh Minh Hải, một người tài xế cũng yêu thích tụ tập cùng bạn bè, đồng nghiệp dịp cuối tuần, chia sẻ: "Tôi là một fan cứng của Heineken và đã biết đến Heineken 0.0 từ lâu, nhưng chưa từng thử qua và không biết hương vị sản phẩm ra sao. Sau khi thưởng thức, tôi rất thích khi Heineken 0.0 vẫn giữ được nét đặc trưng của hương vị mà mình yêu thích, lại không có cồn, giúp tôi tỉnh táo và an toàn khi lái xe".Với những giải pháp sáng tạo và thiết thực, HEINEKEN Việt Nam không ngừng tạo ra những giá trị tích cực, góp phần thay đổi hành vi người tiêu dùng và lan tỏa thông điệp ý nghĩa đến cộng đồng. Trong tương lai, doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, đồng hành cùng các tổ chức và cá nhân, kiên trì thúc đẩy văn hóa uống có trách nhiệm, vì một Việt Nam an toàn, bền vững và tốt đẹp hơn.
Ngư dân Quảng Trị 'hụp lặn' dọc bãi biển, thu tiền triệu mỗi ngày với con ruốc
Sáng 7.1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu Quốc hội, cựu Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ông Lê Thanh Vân, cựu Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, cựu đại biểu Quốc hội khóa XV về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".Ông Lưu Bình Nhưỡng bị xét xử thêm tội "cưỡng đoạt tài sản" cùng 2 bị cáo khác là Phạm Minh Cường (thường gọi là Cường "quắt"; trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình), Vũ Đăng Phương (trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình; lao động tự do).Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, cũng bị xét xử tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".Tại phiên tòa sáng nay, 5 bị cáo trên và 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo cùng bị hại là ông Đinh Vũ Trường (Công ty Sao Đỏ) cũng có mặt.Do một số người vắng mặt có liên quan đến vụ án của bị cáo Lê Thanh Vân nên 2 luật sư của bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Cũng tại phiên tòa, bị cáo Lê Thanh Vân cho biết đã gửi 2 văn bản đến cơ quan tố tụng đề nghị triệu tập ông Nguyễn Xuân Ký (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh) và ông Nguyễn Văn Thắng có mặt tại phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Trước những đề nghị trên, HĐXX đã nghị án. Sau phần nghị án, HĐXX cho rằng những người liên quan đến vụ án tuy vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong hồ sơ. Những người được bị cáo đề nghị có mặt có thể triệu tập sau.Theo cáo trạng, từ tháng 9.2020 - tháng 7.2022, Cường "quắt" và Phương đã có hành vi dùng thủ đoạn sử dụng 45 ha diện tích bãi triều giáp cửa sông Hóa thuộc địa phận xã Thụy Trường (H.Thái Thụy, Thái Bình) do Cường và đồng phạm đã lấn chiếm trái phép. Nơi đây còn lấn chiếm trùng với mỏ cát của Công ty Sao Đỏ được cấp phép khai thác, là lối đi duy nhất để tàu thuyền của công ty đi vào mỏ khai thác, nhằm ép buộc, cưỡng đoạt Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 4,9 tỉ đồng.Với ông Lưu Bình Nhưỡng, cơ quan truy tố cáo buộc, tháng 5 - tháng 6.2021, Cường "quắt" đến nói cho ông Nhưỡng biết việc dùng thủ đoạn nêu trên để lấy tiền của Công ty Sao Đỏ. Cường nhờ ông Nhưỡng can thiệp để tạo điều kiện cho Cường làm ăn thuận lợi. Nếu thành công, Cường sẽ bán cho vợ chồng ông Nhưỡng 30 ha bãi triều trị giá khoảng 1,2 tỉ đồng và chỉ lấy 900 triệu đồng. Nhận lời, ông Nhưỡng đã điện thoại cho lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình can thiệp để giúp đỡ Cường.Sau đó, ông Nhưỡng đưa Cường đến đồn biên phòng, gặp chính quyền xã để gây thanh thế, tạo điều kiện cho Cường tiếp tục cưỡng đoạt tài sản. Từ tháng 10.2021 - tháng 7.2022, Cường cùng đồng phạm tiếp tục cưỡng đoạt của Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng.Cơ quan tố tụng cáo buộc, tháng 12.2020 và tháng 5.2021, bị can Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội, ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng, lãnh đạo các cơ quan tố tụng TP.Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho ông Bùi Văn Thao (người làm của Cường), hưởng lợi bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và nhằm hưởng lợi 1 thửa đất trị giá 160 triệu đồng.Ngoài ra, ngày 15.3.2021, bị can Nhưỡng còn can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện Dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD.Ngày 18.7.2019, ngày 1.10.2019, bị can Nhưỡng ký 2 văn bản can thiệp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36 ha hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội (H.Đông Anh, Hà Nội) và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất tại dự án này có trị giá 1,95 tỉ đồng.Từ tháng 7 - tháng 10.2023, bị can Nhưỡng còn gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 210 triệu đồng.Với ông Lê Thanh Vân, cơ quan tố tụng cho biết, trong các tháng 6, 7, 8, 12.2020 đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội, nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất trị giá 1,95 tỉ đồng ở dự án.Ngoài ra, tháng 7.2023, ông Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 60 triệu đồng.